Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Phạt Nguội

1. Vì sao tôi nhận giấy báo phạt nguội nhưng tra cứu online lại không thấy?

Có 4 nguyên nhân chính:

  1. Dữ liệu chưa cập nhật: Sau khi vi phạm, công an cần xác minh và lập biên bản trước khi đưa lên hệ thống – thường mất 10–15 ngày (theo Thông tư 73/2024/TT-BCA).
  2. Lỗi hệ thống hoặc quá tải: Các cổng tra cứu chính thức như csgt.vn, VNeID, hoặc Cổng DVC có thể quá tải hoặc gián đoạn.
  3. Tra cứu sai nguồn: Bạn dùng trang không chính thức, dữ liệu thiếu hoặc cập nhật chậm.

👉 Xem hướng dẫn đầy đủ tại: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/vi-sao-co-giay-phat-nguoi-nhung-tra-cuu-khong-thay/

2. Bị phạt nguội thì ai phải chịu trách nhiệm: chủ xe hay người lái?

Người đầu tiên bị gọi tên luôn là chủ xe – người đứng tên đăng ký. Nếu chứng minh được xe đang cho mượn hoặc cho thuê (có hợp đồng, giấy xác nhận…), người thực sự điều khiển xe tại thời điểm vi phạm mới là người bị xử phạt. Ngược lại, nếu không có bằng chứng rõ ràng, chủ xe vẫn phải nộp phạt.

👉 Xem hướng dẫn xử lý chi tiết nếu xe cho mượn hoặc thuê bị phạt nguội:  https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/phat-nguoi-co-can-chu-xe-khong/

3. Phạt nguội có bị giữ bằng lái không?

Có thể, nếu vi phạm nghiêm trọng. Một số lỗi như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, quá tốc độ nhiều, gây tai nạn… bị phát hiện qua phạt nguội có thể đi kèm tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 4 tháng. Trong quyết định xử phạt sẽ ghi rõ nếu có hình thức này, và người vi phạm bắt buộc phải nộp lại bằng lái cho CSGT. Ngoài ra, từ 2025, các lỗi phạt nguội còn có thể bị trừ điểm GPLX theo Luật Giao thông 2024.

👉 Xem chi tiết: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/phat-nguoi-co-giam-bang-lai-khong/

4. Sau bao lâu kể từ lúc vi phạm thì bị xử lý phạt nguội?

Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA, sau khi vi phạm giao thông bị ghi nhận qua camera, cơ quan công an sẽ xác minh trong vòng 10 ngày làm việc và gửi thông báo phạt nguội đến chủ phương tiện. Thông tin có thể được cập nhật trên các hệ thống tra cứu như csgt.vn hoặc thongbaophatnguoi.app sau 10 ngày, nhưng thực tế có thể lâu hơn (có thể lên đến 01 tháng) tùy địa phương. Trường hợp không nhận được thông báo thường do địa chỉ sai, thư thất lạc hoặc dữ liệu chưa đồng bộ.

👉 Xem chi tiết cách tra cứu và xử lý tại: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/sau-bao-lau-ke-tu-khi-vi-pham-thi-co-phat-nguoi/

5. Làm sao để nộp phạt nguội nhanh và đúng cách?

Lưu ý đây là các cách nộp phạt, không phải các cách xử lí sau khi nhận được thông báo phạt nguội. Theo quy trình, sau khi nhận được thông báo phạt nguội, bạn phải đến trực tiếp cơ quan CSGT nơi phát thông báo vi phạm để làm việc (xác nhận, khiếu nại). Hiện tại bạn không thể xử lí phạt nguội online được.

Sau khi đến làm việc tại cơ quan CSGT và nhận được biên bản vi phạm cùng thông báo nộp phạt, bạn có 4 cách nộp phạt nguội chính thức và phổ biến nhất hiện nay:

  1. Nộp phạt online qua Cổng Dịch vụ công quốc gia tại https://dichvucong.gov.vn: bạn tra cứu vi phạm, điền thông tin và thanh toán trực tuyến ngay tại nhà.
  2. Nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng: bằng cách mang quyết định xử phạt đến quầy hoặc chuyển khoản, ghi rõ họ tên, số quyết định và biển số xe.
  3. Nộp trực tiếp cho CSGT: nếu có thông báo từ cơ quan công an, bạn có thể đến trực tiếp đơn vị xử phạt để nộp. Trong trường hợp lỗi nhỏ, CSGT được phép thu phạt tại chỗ (nếu mức phạt dưới 250.000đ).
  4. Nộp phạt qua bưu điện (Vietnam Post): ghi rõ yêu cầu nộp qua bưu điện trên biên bản, mang giấy tờ đến bưu cục gần nhất để được hỗ trợ làm thủ tục và chuyển tiền đến cơ quan xử phạt.

👉 Xem hướng dẫn chi tiết từng cách tại: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/4-cach-nop-phat-nguoi/

6. Bị phạt nguội sai thì có xin xóa được không? Làm thế nào để khiếu nại?

Có thể. Người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại hoặc đề nghị xóa lỗi phạt nguội nếu chứng minh được lỗi không chính xác hoặc xảy ra trong hoàn cảnh bất khả kháng (ví dụ: nhường đường cho xe ưu tiên, đèn tín hiệu lỗi, xe bị mất cắp, biển số bị nhận diện nhầm…). Cần chuẩn bị bằng chứng cụ thể và gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền, hoặc phản ánh qua ứng dụng VNeTraffic. Cơ quan chức năng sẽ trả lời trong vòng 30–45 ngày.

Lưu ý: Bạn vẫn phải chấp hành nộp phạt trong 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định, trừ khi có văn bản tạm dừng thi hành.

👉 Xem hướng dẫn chi tiết và mẫu đơn tại: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/co-the-xin-xoa-hoac-khieu-nai-phat-nguoi-khong-huong-dan-khieu-nai/

7. Phạt nguội có tự xóa sau một năm không? Thời hạn xử lý là bao lâu?

Phạt nguội sẽ không tự xóa sau một năm.

Nên phân biệt thời hiệu thi hành quyết định xử phạt và thời hạn của phạt nguội. Vi phạm phạt nguội không có thời hạn. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt1 năm kể từ ngày ra quyết định, nếu bạn không trốn tránh hoặc trì hoãn.

Lỗi phạt nguội nếu không được xử lý sẽ luôn lưu trên hệ thống, ảnh hưởng đăng kiểm, sang tên hoặc bị cưỡng chế thu phạt kèm lãi.

👉 Xem chi tiết tại đây: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/thoi-han-xu-ly-phat-nguoi-la-bao-lau-phat-nguoi-co-xoa-sau-1-nam-khong/

8. Nếu không xử lý phạt nguội thì có sao không? Có đăng kiểm được không?

Nếu bạn không nộp phạt nguội đúng hạn, xe sẽ bị gắn cảnh báo “chưa chấp hành” trên hệ thống quốc gia, dẫn đến không thể đăng kiểm, sang tên, hay làm thủ tục hành chính. Ngoài ra, bạn có thể bị tính lãi chậm nộp (0,05%/ngày)cưỡng chế thi hành như trừ tiền từ tài khoản ngân hàng.

👉 Xem chi tiết toàn bộ hệ quả và cách xử lý tại đây: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/khong-xu-ly-phat-nguoi-co-sao-khong-phat-nguoi-co-dang-kiem-duoc-khong/

9. Cho thuê xe tự lái mà bị phạt nguội thì ai chịu trách nhiệm?

Người đứng tên đăng ký xe (chủ xe) là người nhận thông báo và có trách nhiệm xử lý phạt nguội, kể cả khi xe đang cho thuê. Nếu không chứng minh được ai điều khiển lúc vi phạm, chủ xe vẫn phải nộp phạt và không được đăng kiểm nếu chậm xử lý. Để tránh thiệt hại, nên lập hợp đồng ghi rõ trách nhiệm, giữ cọc 15–30 ngày và chủ động kiểm tra phạt nguội thường xuyên.

👉 Xem bài viết chi tiết: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/cho-thue-xe-tu-lai-bi-phat-nguoi-ai-phai-chiu-trach-nhiem/

10. Đi vào làn BRT có bị phạt nguội không? Mức phạt là bao nhiêu?

Mọi phương tiện không được phép đi vào làn BRT, trừ xe buýt nhanh BRT và xe ưu tiên (cứu thương, công an…) theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT. Nếu vi phạm, bạn có thể bị xử phạt qua camera (phạt nguội) như sau:

  • Ô tô: Phạt từ 4–6 triệu đồng, tước bằng 1–3 tháng (hoặc 2–4 tháng nếu gây tai nạn)
    (Căn cứ: điểm d khoản 34 Điều 2 NĐ 123/2021/NĐ-CP; điểm b, c khoản 11 Điều 5 NĐ 100/2019/NĐ-CP)
  • Xe máy: Phạt 400.000–600.000 đồng (nếu gây tai nạn: 4–5 triệu, tước bằng 2–4 tháng)
    (Căn cứ: điểm g khoản 3, điểm b khoản 7, điểm d khoản 10 Điều 6 NĐ 100/2019/NĐ-CP)
  • Xe đạp: Phạt 80.000–100.000 đồng
    (Căn cứ: điểm a khoản 1 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP)

👉 Xem chi tiết thông tin và mẹo liên quan tại: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/di-vao-lan-brt-co-bi-phat-nguoi-khong-phat-bao-nhieu/

11. Nếu xe giả biển số xe của tôi vi phạm thì sao? Tôi có bị phạt oan không?

Bạn cần liên hệ ngay Phòng CSGT nơi gửi thông báo để yêu cầu xem lại hình ảnh, cung cấp bằng chứng xe không vi phạm (như đang ở nhà, sửa chữa…) và làm đơn khiếu nại nếu nghi ngờ có xe dùng biển số giả. Nếu không được xử lý thỏa đáng, bạn có thể khiếu nại lên Cục CSGT. Nếu sau 20 ngày không xử lý, xe bạn sẽ bị đưa vào hệ thống cảnh báo đăng kiểm.

👉 Xem hướng dẫn chi tiết: https://thongbaophatnguoi.app/bai-viet/bi-phat-nguoi-vi-xe-khac-dung-bien-so-gia-can-lam-gi-de-go-loi-oan/

Viết một bình luận