Việc nhận được giấy thông báo phạt nguội nhưng không thể tra cứu thông tin vi phạm trên hệ thống trực tuyến là tình huống không hiếm gặp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này.
1. Dữ liệu vi phạm chưa được cập nhật lên hệ thống
Khi bạn vi phạm giao thông và bị camera ghi lại, cơ quan công an sẽ không đưa thông tin lên hệ thống ngay lập tức. Họ cần có thời gian để xác minh hình ảnh, trích xuất biển số, đối chiếu thông tin chủ phương tiện và lập biên bản xử phạt. Chỉ sau khi các bước này hoàn tất, giấy thông báo phạt nguội mới được gửi về địa phương người vi phạm, đồng thời nhập lên hệ thống dữ liệu.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA, trong vòng 10 ngày kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm qua thiết bị kỹ thuật (như camera giám sát), cơ quan công an có thẩm quyền phải hoàn tất việc xác minh và xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian từ lúc vi phạm đến khi thông tin được hiển thị trên hệ thống tra cứu thường mất từ 10 đến 15 ngày, thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp — đặc biệt là khi khối lượng xử lý lớn hoặc tại các địa phương đông phương tiện.
Vì vậy, nếu bạn vừa nhận giấy báo phạt nhưng không thấy thông tin trên hệ thống tra cứu chính thức, rất có thể là dữ liệu vẫn đang trong quá trình cập nhật.
2. Lỗi hệ thống hoặc quá tải truy cập
Hệ thống tra cứu phạt nguội đôi khi gặp lỗi kỹ thuật hoặc quá tải do có quá nhiều người truy cập cùng lúc, đặc biệt vào các thời điểm cao điểm như cuối năm (khi nhiều người đi đăng kiểm xe) hoặc sau những chiến dịch kiểm tra giao thông diện rộng.
Ngoài ra, một số hệ thống tra cứu địa phương không hoạt động ổn định hoặc bị gián đoạn tạm thời, khiến người dùng không thể kiểm tra được kết quả. Trong các trường hợp như vậy, bạn nên:
- Đợi một thời gian và thử tra cứu lại sau vài tiếng.
- Dùng các cổng tra cứu chính thức như: www.csgt.vn – Cổng thông tin chính thức của Cục CSGT hoặc ứng dụng VNeID hoặc Cổng DVC quốc gia. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu qua thongbaophatnguoi.app, một nền tảng hỗ trợ người dùng kiểm tra thông tin phạt nguội nhanh chóng và tiện lợi.
- Hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan công an nơi phát hành thông báo phạt nguội để được hỗ trợ kiểm tra chính xác hơn.
4. Tra cứu trên nguồn không chính thức hoặc không đầy đủ dữ liệu
Một lý do phổ biến khác khiến bạn nhận được giấy phạt nguội nhưng không tra cứu thấy là do bạn đang sử dụng công cụ tra cứu không chính xác. Hiện nay, nhiều người dân thường dùng các trang web hoặc ứng dụng không rõ nguồn gốc, không phải do cơ quan chức năng phát triển, nên dữ liệu không đầy đủ, đôi khi bị lỗi hoặc chậm cập nhật.
Hiện tại, để đảm bảo kết quả tra cứu là chính xác và được cập nhật trực tiếp từ Bộ Công an, bạn chỉ nên sử dụng các kênh chính thức, bao gồm:
- Trang web của Cục Cảnh sát giao thông: https://www.csgt.vn/
- Ứng dụng VNeTraffic do Bộ Công an phát triển
Cách Kiểm Tra Bị Phạt Nguội
1. Kiểm Tra Lỗi Phạt Nguội Thông qua Trang Web Chính Thức Của Cục CSGT
Bạn có thể tự tra cứu lỗi phạt nguội của phương tiện bằng cách làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập trang web chính thức của Cục Cảnh sát giao thông https://www.csgt.vn/
Bước 2: Chọn mục “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh”

Bước 3: Nhập thông tin phương tiện. Bạn cần điền chính xác các thông tin sau:
- Biển số xe (gõ liền, không dấu cách, ví dụ: 30A12345)
- Loại phương tiện (ô tô hoặc xe máy)
- Mã xác nhận (captcha hiển thị trên màn hình)
Sau đó nhấn nút “Tra cứu”.
2. Kiểm tra phạt nguội thông qua trang Thông Báo Phạt Nguội
Bước 1: Truy cập trang web https://thongbaophatnguoi.app/
Bước 2: Nhập thông tin phương tiện và chọn tra cứu phạt nguội


Bị Phạt Nguội Nộp Tiền Ở Đâu?
Khi đã tra cứu và biết mình bị phạt nguội, bạn có thể tham khảo các cách nộp phạt dưới đây để xử lý nhanh chóng và đỡ mất thời gian.
1. Nộp phạt online qua Cổng Dịch vụ công
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, có thể nộp phạt online thông qua hệ thống điện tử theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào https://dichvucong.gov.vn, chọn mục “Thanh toán trực tuyến”.

Bước 2: Chọn mục “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính”.

Bước 3: Chọn tiếp “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.

Bước 4: Nhập thông tin yêu cầu như số quyết định xử phạt hoặc số biên bản → Bấm “Tra cứu”.

Bước 5: Kiểm tra kết quả và tiến hành thanh toán trực tuyến bằng tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử liên kết.
2. Nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng
Sau khi nhận được quyết định xử phạt, bạn có thể nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại được chỉ định. Những ngân hàng này thường là Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank, tuỳ thuộc vào từng địa phương và sẽ được ghi rõ trong quyết định xử phạt.
Trong quyết định, cơ quan công an sẽ cung cấp đầy đủ thông tin gồm: tên tài khoản (thường là Kho bạc Nhà nước kèm theo địa phương), số tài khoản, chi nhánh ngân hàng hoặc kho bạc nơi tiếp nhận tiền phạt.

3. Nộp phạt qua dịch vụ bưu chính công ích
Bạn có thể đăng ký hình thức này bằng cách ghi rõ yêu cầu “nộp phạt qua bưu điện” ở mặt sau của biên bản vi phạm, sau đó đến bưu điện gần nhất.Tại đây, nhân viên bưu điện sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục cần thiết, tiếp nhận tiền phạt và chuyển đến cơ quan công an có thẩm quyền.
4. Nộp phạt trực tiếp tại cơ quan công an
Bạn có thể đến Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú (nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú) để giải quyết vi phạm. Cách này phù hợp nếu bạn muốn làm việc trực tiếp, hỏi rõ về lỗi vi phạm, đồng thời thuận tiện hơn nếu lỗi không phát sinh ở địa phương bạn sinh sống.
Không Nhận Được Thông Báo, Có Được Xóa Phạt Nguội?
Không nhận được thông báo phạt nguội không có nghĩa là lỗi vi phạm sẽ tự động được xóa.
Theo quy định tại Điều 74 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi 2020), thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt là 1 năm, tính từ ngày ra quyết định. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng nếu người vi phạm không cố tình trì hoãn hoặc trốn tránh. Trong trường hợp bạn không hợp tác – như cố ý lẩn tránh, không đến làm việc với cơ quan chức năng, hoặc từ chối nhận thông báo – thì thời hiệu 1 năm sẽ không còn nguyên giá trị, mà được tính lại kể từ thời điểm bạn dừng việc né tránh phạt. Kèm theo đơn là các giấy tờ chứng minh lý do chính đáng. Nếu cơ quan chức năng xác minh đúng và thời hiệu đã hết, lỗi vi phạm có thể được xóa.
Thêm vào đó, ngay cả khi quyết định xử phạt đã hết hiệu lực thi hành do quá thời hạn, thì lỗi vi phạm vẫn không bị xoá hoàn toàn khỏi hệ thống dữ liệu. Thông tin vi phạm vẫn được cơ quan chức năng lưu trữ và có thể gây ra nhiều phiền toái sau này, chẳng hạn như:
- Phương tiện bị từ chối đăng kiểm do vẫn đang bị cảnh báo trên hệ thống của Cục Đăng kiểm.
- Không thể sang tên xe nếu chưa hoàn tất nghĩa vụ nộp phạt.
- Phát sinh thêm chi phí do bị tính lãi chậm nộp, với mức 0,05%/ngày theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Trong một số trường hợp, người vi phạm thật sự không biết mình bị xử phạt vì không nhận được thông báo – ví dụ như chuyển chỗ ở, thay đổi số điện thoại, hoặc mua xe cũ chưa sang tên. Nhưng dù có lý do chính đáng, thì khi phát hiện ra lỗi (thường là lúc đi đăng kiểm), họ vẫn phải nộp phạt đầy đủ thì phương tiện mới được kiểm định.
Bị CSGT Phạt Nguội Quá 1 Năm Nhưng Không Được Xóa Lỗi, Vì Sao?
Nhiều người hiểu lầm rằng nếu bị phạt nguội mà không nộp phạt thì sau 1 năm lỗi vi phạm sẽ tự động được xóa. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 74 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt chỉ hết nếu người vi phạm không cố tình trì hoãn hoặc trốn tránh. Nếu bạn cố ý không đến làm việc, né tránh nhận thông báo hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, thì thời hạn 1 năm sẽ bị tính lại từ thời điểm bạn chấm dứt hành vi trốn tránh, chứ không phải hết 1 năm là thoát lỗi. Vì vậy, dù đã quá 1 năm, lỗi vẫn không được xóa và bạn vẫn phải nộp phạt đầy đủ nếu chưa thực hiện nghĩa vụ.